Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đên việc này:
– Không sử dụng ô tô, đặc biệt là ô tô cũ trong một thời gian dài và cũng không khởi động nó, khi đó điện năng sẽ sụt giảm xuống dưới ngưỡng để có thể khởi động xe.
– Bật đèn và các thiết bị điện trong xe khi không nổ máy như hệ thống đèn pha, đèn nội thất, đèn xi nhan, máy điều hòa và dàn âm thanh khiến ắc quy sụt giảm điện năng nhanh chóng.
– Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí. Điều này khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy cả xe vì khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.
– Thiếu bảo dưỡng định kỳ ngăn đựng ắc quy dẫn đến tình trạng kém vệ sinh.
– Xe ô tô bị ngập nước, các đường dây hay rắc cắm bị chập không những làm nguồn điện bị cạn kiệt mà còn làm tê liệt nhiều bộ phận của xe.
– Khởi động hay tắt máy liên tục nhiều lần sẽ tiết kiệm xăng ở một chừng mực nào đó, nhưng lại không có lợi cho tuổi thọ của ắc-quy.
– Cầu đi-ốt hoặc bộ nạp điện ắc quy hỏng trong khi xe chạy.
– Nhiệt độ thấp cũng khiến cho dung dịch ắc quy bị đông cứng.
Vậy thì khi xe không nổ máy do ác quy hết điện, chúng ta phải làm thế nào? Sẽ có 02 cách để bạn thực hiện:
Cách thứ nhất: Đẩy nổ
- – Vặn khóa đánh lửa về vị trí sẵn sàng làm việc, cài số thứ nhất cho hộp số, và sau đó đạp mạnh bàn đạp trên sàn xe.
- – Nhờ người đẩy xe chuyển bánh tiến lên phía trước.
- – Khi xe đã lăn bánh, hãy dậm bàn đạp nhanh và dứt khoát hơn, nhờ đó động cơ có thể nổ máy.
Sử dụng phương pháp này có thể làm hỏng xe hoặc gây tai nạn khi đông cơ nổ máy. Hơn nữa, bộ trung hòa khí xẻ 3 thành phần có thể bị quá nóng và gây ra nguy cơ hỏa hoạn.
Cách thứ hai : Kích nổ
- – Nếu nhờ nguồn điện từ ắc quy của một xe khác thì không để hai xe chạm vào nhau. Tắt hết các đèn và trang bị phụ không cần thiết.
- – Khi động bằng ắc quy tăng cường, hãy dùng ắc quy có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn loại đang sử dụng. Nếu cần, tháo hết những nút đậy khỏi ắc quy đã hết điện và ắc quy tăng cường và phủ một miếng vải lên những lỗ đó để giảm nguy cơ gây nổ, hạn chế chấn thương và bỏng người.
- – Nếu xe cứu hộ chưa nổ máy, hãy khởi động xe và để nổ trong vài phút. Trong quá trình khởi động bằng nối điện ngoài, đạp nhẹ bàn đạp ga cho động cơ quay với tốc độ khoảng 2000 vòng/phút.
- – Dùng dây câu đấu các đầu cực của xe cứu hộ vào ắc quy trên xe của bạn chú ý màu của dây phải phù hợp với màu của đầu cực ắc quy. Nối kẹp của cáp dương (màu đỏ) vào cực dương (+) của ắc quy hết điện, nối đầu kia của cáp dương (màu đỏ) đến đầu dương (+) của ắc quy xe cứu hộ. Nối kẹp của cáp âm (màu đen) với cực âm (-) của ắc quy xe cứu hộ, nối đâu kia của cáp âm (màu đen) vào điểm cố định bằng kim loại cứng không sơn trên xe có ắc quy hết điện. Khi nối cáp, để tránh tai nạn, không nên đè lên ắc quy hoặc vô tình để cho cáp điện và các kẹp tiếp xúc với bất cứ vật gì trừ điện cực thích hợp của ắc quy hay nối mát.
- – Sau khi nối xong, tắt máy xe cứu hộ và thử khởi động xe hết điện theo cách thông thường. Khởi động xong, đạp nhẹ bàn đạp ga cho động cơ quay với tốc độ khoảng 2000 vòng/phút trong vài phút. Sau đó cẩn thận tháo cáp theo đúng trình tự người lại, cáp âm rồi đến cáp dương. Cẩn thận vứt bỏ tấm vải phủ ắc quy vì nó có thể đã bị thấm axit sunfuric.
- – Nếu lần thử khởi động bằng nối điện ngoài đầu tiên không thành công, hãy kiểm tra lại các kẹp trên cáp nối xem đã chặt chưa. Nạp lại ắc quy đã hết điện bằng cáp nội ngoài trong vài phút và khởi động lại động cơ theo cách binh thường.
Khởi động xe bằng cáp dự phòng luôn là giải pháp lý tưởng cho tình trạng ắc quy hết điện. Để đơn giản hóa quy trình này, bạn có thể tìm mua thêm bộ sạc cầm tay. Khi cần, có thể tháo ắc quy ra đem vào nhà cắm điện nguồn vào sạc.